Những câu hỏi liên quan
Lê Nguyễn Thiện Lộc
Xem chi tiết
THANH NHAN TRAN
Xem chi tiết
Quỳnh Đoàn
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ly
5 tháng 1 2021 lúc 16:10

I. Mở bài

- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Thành Long.

- Giới thiệu chung về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Nhân vật anh thanh niên và ý nghĩa đằng sau hình tượng anh thanh niên.

II. Thân bài

1. Phân tích nhân vật anh thanh niên.

- Công việc: " làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu" - một công việc đòi hỏi độ chính xác cao.

- Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600m và ở độ cao đó suốt bốn mùa chỉ toàn " cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo".

-> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc của anh đầy những khó khăn.

* Những phẩm chất của anh thanh niên:

- Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao.

+ Anh sống một mình ở đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh vẫn luôn hoàn thành công việc theo đúng quy định.

+ Anh quan niệm rằng: "Khi làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được".

+ Anh rất yêu công việc vủa mình, xem nó là cuộc sống của mình, bởi vì đó là công việc của anh, nếu như không có công việc đó anh sẽ "buồn đến chết mất".

+ Anh luôn nói về công việc của mình với một niềm tự hào, sự hào hứng và đầy hứng thú.

- Anh thanh niên có tấm lòng cởi mở, hiếu khách và biết cách quan tâm những người xung quanh.

+ Sống một mình giữa đỉnh núi cao, anh luôn mong có người đến thăm và trò chuyện, anh luôn cảm thấy " thèm người".

+ Anh thanh niên đã tiếp đón những người khách đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng nhiệt thành, sự nồng hậu, ấm áp.

+ Anh tặn bác lái xe củ tam thất vừa đào được vì lần trước anh có nghe nói là bác gái đang ốm.

- Anh luôn biết cách sắp xếp công việc, cuộc sống một cách khoa học và hợp lí.

+ Anh sống một mình nhưng vẫn sắp xếp mọi thứ thật gọn gàng, ngăn nắp và vẫn giữ được thói quen thật tuyệt đó là trồng hoa, cả một vườn hoa muôn vàn màu sắc. Anh còn nuôi gà, uống nước chè mỗi ngày,...

+ Anh rất thích đọc sách.

- Anh thanh niên còn hiện lên vẻ đẹp của một người sống khiêm tốn, chân thật.

+ Đối với anh, công việc của mình chỉ là một công việc bình thường như bao công việc khác.

+ Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã từ chối vì với anh, còn có rất nhiều người đáng để ngợi ca, để vẽ hơn mình.

2. Từ nhân vật anh thanh niên cho ta thấy được vẻ đẹp của người lao động.

- Ngợi ca những con người lao động, hi sinh thầm lặng để cống hiến hết sức mình cho quê hương, đất nước.

- Cuộc sống lao động giản dỉ nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

III. Kết bài

Khái quát những phẩm chất, tính cách của anh thanh niên, từ đó thấy được vẻ đẹp của những người lao động.

 

 

 

Bình luận (1)
Hiền Cherry
Xem chi tiết
lê hồng thanh hường
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 0:25

Và đề yêu cầu cái gì ạ

Bình luận (0)
Trần gia linh
Xem chi tiết
Sad boy
11 tháng 7 2021 lúc 9:24
Bình luận (1)
Thảo Phương
11 tháng 7 2021 lúc 9:35

1. Mở bài

Giới thiệu chung về quyển sách, bài kiểm tra  và hoàn cảnh của chúng (tại sao lại bị bỏ quên trong xó tủ) rồi gặp nhau

2. Thân bài

- Kể với nhau thời gian bị bỏ rơi trong xó tủ, vì sao lại gặp được nhau

* Trong quá khứ

- Lần lượt kể nhau nghe về những kỉ niệm với người chủ của mình

- Tâm trạng khi đó như thế nào 

* Hiện tại

- Vì sao bị bỏ rơi, tâm trạng khi bị bỏ rơi

- Kể về những hoài niệm khi đến trường, được gặp những đồ dùng khác

- Tâm trạng mỗi khi nhắc về những kỉ niệm ấy

=>Phàn nàn về người chủ nhân của mình không biết quý trọng đồ dùng học tập (Có thể để bài kiểm tra nói về chủ nhân việc học tập như thế nào qua điểm số trên bài kiểm tra. Điểm số thấp nên mới giấu bài kiểm tra trong xó tủ  để khỏi bị mắng rồi gặp quyển sách.) 

- Mở rộng thêm : Khi đến trường cô giáo yêu cầu kiểm tra sách và bài kiểm tra đã phát thì cậu học trò không có ...

3. Kết bài

Mong các bạn sau khi nghe xong câu chuyện sẽ rút ra bài học cho mình, không như cậu học trò đó. Phải biết quý trọng sách vở, đồ dùng học tập...

Liên hệ với bản thân từ đó tự rút kinh nghiệm cho mình. Coi đây là 1 bài học quý giá

Bình luận (0)
Đặng Phương Linh
Xem chi tiết
Vanlacongchua
3 tháng 10 2018 lúc 17:15

Mở bài : Giới thiệu về khu vườn của trường em

Thân bài

+ Tả bao quát : 

-Nhìn từ xa khu vườn như thế nào??   vd màu sắc bao quát;hình ảnh so sánh khu vườn với. ..

-Khi bước tới gần cảm nhận của em là gì ? vd không khí trong lành,giớ thổi mát rượi,...

+Tả chi tiết khu vườn

-Khu vườn gồm những sinh vật nào ? vd : cây cối , chim chóc, ong bướm,vv

-Những sinh vật đó sinh động ra sao? Hình ảnh so sánh

-Khu vườn đẹp huyền diệu như thế nào?

-Các sinh vật cũng như khu vườnn và quang cảnh gợi cho em những điều gì?

-Ý nghĩa của khu vườn đói với em

*Kết Bài

-Nêu cảm nhận của em về khu vườn 

-Trách nhiệm của mõi người học sinh trong việc giữ gìn khu vườn

Bình luận (0)
Huyền Trang Lê Thị
Xem chi tiết
linh vu
Xem chi tiết

Vũ nương tên là Vũ Thị Thiết là người con gái Nam Xương quê ở Nam Xương ,tính đã thùy mị ,nết na lại thêm tư dung tốt đẹp .

-Trương Sinh đem hơn trăm lạng vàng đến cưới nàng về làm vợ

# H

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trung	Hiếu
25 tháng 9 2021 lúc 22:30
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao. - “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. 2. Thân bài a. Giải thích nhận định - “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác. - “Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết. => Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện. b. Phân tích, chứng minh: * Chi tiết “cái bóng”: - Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. - Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. - Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức. => Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. * Bi kịch của Vũ Nương: - Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt: + Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. + Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo... + Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng. - Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: + Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan) + Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá) + Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về) c. Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: - Tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào. - Làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng. - Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: + Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương. + Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. - Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ. 3. Kết bài: Tổng kết giá trị, ý nghĩa của chi tiết và tác phẩm.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa